Lam Kinh

Phiên bản bia Vĩnh phúc ở Lam Kinh, Thanh Hóa, dựng lại ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử quốc gia cấp từ năm 1962. Năm 2012, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.[1]

Nhân vật tạo lập Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.[2]

Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ Vương (王). Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.

Vị trí địa lí

Rồng đá ở Lam Kinh
Kiến trúc Lam Kinh

Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dày 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Theo sách Hoàng việt dư địa chí xưa kia, nước sông trong veo, đáy sông có nhiều sỏi tròn to nhỏ, trông rất đẹp. Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng "Thượng gia hạ kiều". Qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực. Bờ giếng phía Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước.[3]

Trước Ngọ môn có hai con nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,1m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo được 78 cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.

Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc khá quy mô.

Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2 (rộng 58,5m dài 60,5m).

Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,8m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ Công (工).

Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,8m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Gọi là long hí châu (rồng giỡn ngọc trai).

Vĩnh Lăng, lăng vua Lê Thái Tổ

Khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ tại Di tích Lam Kinh, Thanh Hóa.
Lăng vua Lê Thái Tổ, Di tích Lam Kinh, Thanh Hóa.

Tổng quan

Lăng Lê Thái Tổ được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50 m. Vĩnh Lăng được chọn đặt một thế rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế "hổ phục rồng chầu". Đối diện lại có sông làm "bạch hổ".

Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên và trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m. Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai nghê, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ). Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng 2m25 gọi là đường "thần đạo". Nhìn toàn cảnh lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) thật giản dị, gần gũi song rất tôn nghiêm và trang trọng.

Bia Vĩnh Lăng

Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở tây nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng1,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46m; rộng 1,9m; cao 0,94m kể cả đế.

Nhà bia được dựng lại năm 1961 nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,8m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ.

Các lăng mộ khác

Lăng các VuaHoàng hậu khác trong khu sơn lăng của Triều Lê Sơ ở Lam Kinh gồm:

Đền thờ Lê Lợi

Khu đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa bàn xã Xuân Lam (nay là thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, cách khu di tích Lam Kinh 150m về phía Nam. Đền do một số nhà hảo tâm đứng ra quyên góp vào những năm đầu của thế kỷ 20 để làm nơi thờ vua Lê Thái Tổ (Trong khi khu di tích Lam Kinh bị tàn phá chưa được trùng tu). Hiện khu đền thờ này đã được sáp nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.

Tham khảo

  1. ^ http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/vanhoa/2013/9/43576.html Lưu trữ 2013-09-29 tại Wayback Machine Khu Di tích lịch sử Lam Kinh đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt
  2. ^ “蓝山起义598周年暨民族英雄黎利忌日583周年纪念典礼在清化省举行”. 越通社(Thông tấn xã Việt Nam). 22 tháng 9 năm 2016.
  3. ^ “阮春福前往清化省蓝京国家级特殊历史遗迹区上香和开展参观考察活动”. 越通社(Thông tấn xã Việt Nam). 23 tháng 12 năm 2018.

Liên kết ngoài

  • Khám phá Cây ổi biết "cười" ở khu di tích Lam Kinh
  • Lam Kinh điện cổ thành xưa[liên kết hỏng]
  • Khu di tích Lam Kinh Lưu trữ 2007-12-04 tại Wayback Machine
  • Về lại Lam Kinh Lưu trữ 2009-02-07 tại Wayback Machine
  • Khai hội Lam Kinh 2009 Lưu trữ 2009-10-15 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du và
miền núi phía Bắc
(29 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Bạch Đằng · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Cửa Ông · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Đình Trà Cổ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử



Thủ đô Hà Nội
(21 di tích)
Đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội,
26 di tích)
Bắc Trung Bộ
(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam
(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Khu du lịch Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn  · Lễ hội Sầm Sơn  · Đền Độc Cước  · Đền Cô Tiên  · Hòn Trống Mái  · Núi Trường Lệ




Các điểm
du lịch biển khác
Bãi biển Hải Hòa  · Bãi biển Hải Tiến  · Khu du lịch sinh thái Quảng Cư  · Cửa biển Thần Phù  · Lạch Bạng  · Khu du lịch Nghi Sơn  · Hòn Mê
Vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên
Điểm du lịch
sinh thái
Suối cá Cẩm Lương  · Suối cá Cẩm Liên  · Suối cá Văn Nho  · Cửa Đạt  · Am Tiên  · Động Từ Thức  · Động Kim Sơn  · Động Long Quang  · Động Tiên Sơn  · Động Ngọc Hoàng  · Hang Con Moong  · Hang Co Luồng  · Núi Nưa  · Núi Hàm Rồng  · Núi Nhồi  · Núi Nấp  · Bãi cò Tiến Nông  · Rừng Thông Đông Sơn  · Khu rừng bảo vệ cảnh quan Đền Bà Triệu  · Đèo Tam Điệp
Di tích và
di chỉ khảo cổ
Đông Sơn  · Núi Đọ  · Cồn Chân Tiên  · Khu di tích lò gốm Tam Thọ  · Di chỉ Đa Bút
Di tích lịch sử
Đền thờ Mai An Tiêm  · Đền Bà Triệu  · Đền thờ Lê Hoàn  · Đền thờ Dương Đình Nghệ  · Thành nhà Hồ  · La Thành Tây Đô  · Đàn Nam Giao nhà Hồ  · Đền Đồng Cổ  · Đền thờ Lê Lai  · Lam Kinh  · Thái miếu nhà Hậu Lê  · Phủ Trịnh và Nghè Vẹt  · Khu lăng miếu Triệu Tường  · Nhà Thờ Trạng Quỳnh  · Đền thờ Lê Văn Hưu  · Chiến khu Ba Đình  · Chiến khu Ngọc Trạo  · Bến phà Ghép  · Cụm di tích lịch sử Nam Ngạn  · Cầu Hàm Rồng  · Cầu Đò Lèn  · Nghè Xuân Phả
Di tích
tôn giáo, tín ngưỡng
Đền Sòng  · Phủ Na  · Am Tiên •Phủ Sung  · Chùa Vồm  · Chùa Thanh Hà  · Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Làng nghề
Làng Nhồi  · Chiếu Nga Sơn  · Làng đúc đồng Trà Đông  · Làng mộc Đạt Tài
Lễ hội văn hóa
Lễ hội Sầm Sơn  · Lễ hội Lam Kinh  · Lễ hội Mường Xia  · Lễ hội Pôồn Pôông  · Lễ hội cầu ngư (Hậu Lộc)  · Lễ hội đền Sòng  · Trò Xuân Phả  · Trò Chiềng  · Dân ca, dân vũ Đông Anh  · Hò sông Mã
Ẩm thực
Nem chua Thanh Hóa  · Bánh đa nem Cầu Bố  · Bánh gai Tứ Trụ  · Bánh răng bừa  · Chè lam Phủ Quảng  · Mía đen Kim Tân  · Dừa Thanh Hóa  · Bưởi Luận Văn  · Quế Thanh  · Rượu Nga Sơn  · Gỏi nhệch Nga Sơn  · Hến làng Giàng  · Nước mắm Du Xuyên
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái