Lịch sử hành chính Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp các tỉnh Quảng NinhBắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, phía tây giáp các tỉnh Bắc KạnThái Nguyên.

Trước năm 1858

Sau năm 1945

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Lạng Sơn và 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.

Tháng 7 năm 1947, Khu ủy 12 quyết định tạm thời chuyển huyện Lộc Bình về tỉnh Hải Ninh quản lý. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 6 năm 1949, huyện Lộc Bình được sáp nhập trở lại tỉnh Lạng Sơn.[1] Năm 1956, huyện Hữu Lũng thuộc tỉnh Bắc Giang được sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn.

Năm 1964, hợp nhất huyện Điềm He và 6 xã của huyện Bằng Mạc thành một huyện lấy tên là huyện Văn Quan; hợp nhất huyện Ôn Châu và 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc thành một huyện lấy tên là huyện Chi Lăng; hợp nhất huyện Văn Uyên và huyện Thoát Lãng thành một huyện lấy tên là huyện Văn Lãng.[2]

Năm 1965, thành lập thị trấn Hữu Lũng thuộc huyện Hữu Lũng.[3]

Năm 1975, hợp nhất tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Cao Lạng[4].

Năm 1977, điều chỉnh địa giới thị xã Lạng Sơn và huyện Cao Lộc.[5]

Năm 1978, tái lập tỉnh Lạng Sơn; chuyển huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn quản lý. Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính gồm thị xã Lạng Sơn và 10 huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.[6]

Năm 1981, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.[7]

Năm 1983, thành lập thị trấn Chi Lăng thuộc huyện Chi Lăng.[8]

Năm 1984, thành lập thị trấn Na Dương thuộc huyện Lộc Bình.[8]

Năm 1985, thành lập thị trấn huyện lị thuộc các huyện Bắc Sơn và Văn Quan.[9]. Cùng năm, sáp nhập xã Hồng Phong của huyện Cao Lộc vào thị trấn Đồng Đăng, trên thực tế việc sáp nhập này không diễn ra[10].

Năm 1986, chia tách một số xã thuộc huyện Cao Lộc[11]. Cùng năm, chuyển xã Hợp Thành của thị xã Lạng Sơn (trừ hợp tác xã Liên Thành sáp nhập vào xã Đông Kinh) về huyện Cao Lộc quản lý[12].

Năm 1989, chuyển toàn bộ đất đai và nhân khẩu của xã Hữu Liên của huyện Chi Lăng về huyện Hữu Lũng quản lý; chuyển toàn bộ đất đai và nhân khẩu của xã Hữu Lân của huyện Chi Lăng về huyện Lộc Bình quản lý.[13]

Năm 1994, thành lập một số xã, phường, thị trấn thuộc thị xã Lạng Sơn và huyện Cao Lộc.[14]

Năm 2000, chia tách một số xã thuộc huyện Cao Lộc.[15]

Năm 2002, thành lập thành phố Lạng Sơn.[16]

Năm 2019, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc 9 huyện của tỉnh Lạng Sơn (trừ thành phố Lạng Sơn và huyện Đình Lập).[17]

Chú thích

  1. ^ “Sắc lệnh số 48/SL về việc sát nhập huyện Lộc Bình thuộc tỉnh Hải Ninh vào tỉnh Lạng Sơn”.
  2. ^ Quyết định số 177-CP năm 1964 của Hội đồng Chính phủ.
  3. ^ Quyết định số 17-NV năm 1965 của Bộ Nội vụ.
  4. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa V ngày 27-12-1975.
  5. ^ Quyết định số 229-CP năm 1977 của Hội đồng Chính phủ.
  6. ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa VI ngày 29-12-1978.
  7. ^ Quyết định số 246-CP năm 1981 của Hội đồng Chính phủ.
  8. ^ a b Quyết định số 24-HĐBT năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
  9. ^ Quyết định số 22-HĐBT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng
  10. ^ Quyết định số 141-HĐBT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
  11. ^ Quyết định số 138-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
  12. ^ Quyết định số 145-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
  13. ^ Quyết định số 121-HĐBT năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
  14. ^ Nghị định số 86-CP năm 1994 của Chính phủ.
  15. ^ Nghị định số 40/2000/NĐ-CP của Chính phủ.
  16. ^ Nghị định số 82/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
  17. ^ Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  • x
  • t
  • s
Flag of Vietnam Các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Lạng Sơn
Thành phố (1), Huyện (10)
Thành phố
Lạng Sơn
(Tỉnh lỵ)

Phường (5): Chi Lăng · Đông Kinh · Hoàng Văn Thụ · Tam Thanh · Vĩnh Trại
(3): Hoàng Đồng · Mai Pha · Quảng Lạc

Huyện
Bắc Sơn

Thị trấn (1): Bắc Sơn (huyện lỵ)
(17): Bắc Quỳnh · Chiến Thắng · Chiêu Vũ · Đồng Ý · Hưng Vũ · Long Đống · Nhất Tiến · Nhất Hòa · Tân Hương · Tân Lập · Tân Thành · Tân Tri · Trấn Yên · Vạn Thủy · Vũ Lăng · Vũ Lễ · Vũ Sơn

Huyện
Bình Gia

Thị trấn (1): Bình Gia (huyện lỵ)
(18): Bình La · Hoa Thám · Hòa Bình · Hoàng Văn Thụ · Hồng Phong · Hồng Thái · Hưng Đạo · Minh Khai · Mông Ân · Quang Trung · Quý Hòa · Tân Hòa · Tân Văn · Thiện Hòa · Thiện Long · Thiện Thuật · Vĩnh Yên · Yên Lỗ

Huyện
Cao Lộc

Thị trấn (2): Cao Lộc (huyện lỵ) · Đồng Đăng
(20): Bảo Lâm · Bình Trung · Cao Lâu · Công Sơn · Gia Cát · Hải Yến · Hòa Cư · Hợp Thành · Hồng Phong · Lộc Yên · Mẫu Sơn · Phú Xá · Thạch Đạn · Thanh Lòa · Thụy Hùng · Tân Liên · Tân Thành · Xuân Long · Xuất Lễ · Yên Trạch

Huyện
Chi Lăng

Thị trấn (2): Đồng Mỏ (huyện lỵ) · Chi Lăng
(18): Bắc Thủy · Bằng Hữu · Bằng Mạc · Chiến Thắng · Chi Lăng · Gia Lộc · Hòa Bình · Hữu Kiên · Lâm Sơn · Liên Sơn · Mai Sao · Nhân Lý · Quan Sơn · Thượng Cường · Vạn Linh · Vân An · Vân Thủy · Y Tịch

Huyện
Đình Lập

Thị trấn (2): Đình Lập (huyện lỵ) · Nông trường Thái Bình
(10): Bắc Lãng · Bắc Xa · Bính Xá · Châu Sơn · Cường Lợi · Đình Lập · Đồng Thắng · Kiên Mộc · Lâm Ca · Thái Bình

Huyện
Hữu Lũng

Thị trấn (1): Hữu Lũng (huyện lỵ)
(23): Cai Kinh · Đồng Tân · Đồng Tiến · Hòa Thắng · Hồ Sơn · Hòa Bình · Hòa Sơn · Hòa Lạc · Hữu Liên · Minh Hòa · Minh Sơn · Minh Tiến · Nhật Tiến · Quyết Thắng · Sơn Hà · Tân Thành · Thanh Sơn · Thiện Tân · Vân Nham · Yên Bình · Yên Sơn · Yên Thịnh · Yên Vượng

Huyện
Lộc Bình

Thị trấn (2): Lộc Bình (huyện lỵ) · Na Dương
(19): Ái Quốc · Đông Quan · Đồng Bục · Hữu Lân · Hữu Khánh · Khánh Xuân · Khuất Xá · Lợi Bác · Mẫu Sơn · Minh Hiệp · Nam Quan · Sàn Viên · Tam Gia · Thống Nhất · Tĩnh Bắc · Tú Đoạn · Tú Mịch · Xuân Dương · Yên Khoái

Huyện
Tràng Định
Huyện
Văn Lãng
Huyện
Văn Quan

Thị trấn (1): Văn Quan (huyện lỵ)
(16): An Sơn · Bình Phúc · Điềm He · Đồng Giáp · Hòa Bình · Hữu Lễ · Khánh Khê · Liên Hội · Lương Năng · Tân Đoàn · Tràng Các · Tràng Phái · Trấn Ninh · Tri Lễ · Tú Xuyên · Yên Phúc

  • x
  • t
  • s
Lịch sử hành chính các tỉnh thành Việt Nam
Thành phố
trực thuộc trung ương
Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại I
Tỉnh
Trung du và
miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Trang liên quan
  • Lịch sử các tỉnh thành Việt Nam
    • biên niên sử