Hệ tiết niệu

Ureter
Ureter (Anatomical View)
Ureter (Schematic View)
1. Hệ tiết niệu: 2. thận, 3. bể thận, 4. Niệu quản, 5. Bàng quang, 6. Niệu đạo. (Left side with frontal section), 7. Adrenal gland
Vessels:
8. Renal artery và vein - Mạch thận và tĩnh mạch, 9. Inferior vena cava - Tĩnh mạch chủ dưới, 10. Abdominal aorta - Động mạch chủ bụng, 11. Common iliac artery và vein
With transparency:
12. gan, 13. Large intestine, 14. Pelvis
Chi tiết
Tiền thânUreteric bud
Động mạchSuperior vesical artery, Vaginal artery, Ureteral branches of renal artery
Định danh
LatinhUreter
MeSHD014551
TAA08.0.00.000
FMA7159
Thuật ngữ giải phẫu
[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Hệ tiết niệu là hệ cơ quan giúp cơ thể thải ra môi trường ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này tập trung ở thận, sẽ có một số chất được hấp thu lại ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn sàng đưa ra ngoài.

Từ ngữ

Thận học (Nephrology) là môn khoa học nghiên cứu về giải phẫu, sinh lý và bệnh học của thận.

Niệu khoa (urology) là môn y học về hệ tiết niệu của nam và nữ và hệ sinh dục nam, urologist là nhà niệu khoa.

Sinh lý học

Hệ tiết niệu chứa 2 quả thận (kidneys), 2 niệu quản (ureters), 1 bàng quang (urinary bladder) và 1 niệu đạo (urethra).

Chức năng

Trong khi hệ hô hấp thải khí CO2, thì hệ tiết niệu loại bỏ hầu hết các chất không cần thiết khác.

1. Thận điều hoà thể tích và thành phần máu; giúp điều hoà huyết áp, pH và mức đường huyết, sản xuất 2 hormone (calcitriol and erythropoietin) và bài tiết chất thải vào nước tiểu.

2. Niệu quản vận chuyển nước tiểu từ thận tới bàng quang.

3. Bàng quang lưu trữ nước tiểu và tống nó xuống niệu đạo.

4. Niệu đạo tống nước tiểu ra khỏi cơ thể.[1]

Thận

Thận là bộ phận chủ yếu của hệ tiết niệu, có 2 quả thận hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng trên. Chúng điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát độ acid trong máu. Mỗi quả thận dài khoảng 12 cm và chứa hai lớp mô: Một lớp vỏ bên ngoài và một lớp tủy bên trong.

Thận là nơi tích lũy và lọc nước để tạo thành nước tiểu. Các dòng nước tiểu này sẽ được chuyển bằng hai ống dẫn tiểu xuống bọng đái.

Ống niệu đạo ở nam dài 20 cm - còn ở nữ chỉ dài khoảng 4 cm. Do đó, nam giới có khả năng nhịn tiểu hơn nữ giới. Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 lít dung dịch và chuyển vào máu. Chỉ có khoảng 1/100 lượng nước này được đưa xuống bàng quang để thải ra ngoài.

Niệu quản

Niệu quản (tiếng Latinh: ureter) là một ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.[2].niệu quản dài khoảng 25 cm, có đường kính từ 2–4 mm.

Bàng quang

Bàng quang hay bóng đái là một túi chứa có tính đàn hồi cao dùng để chứa nước tiểu. Nước tiểu gồm 95% là nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan. Ngoài ra còn có một ít protéin và một số chất khác, nếu người đó thận bị yếu, không lọc hết được. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu cũng là một cách để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Tiền liệt tuyến

Niệu đạo

Niệu đạo là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) để đưa nước tiểu ra ngoài.[3] Ngoài ra ở đàn ông và động vật giống đực, nó còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài.

Chú thích

  1. ^ Giải phẫu học hệ tiết niệu Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine docsachysinh
  2. ^ Niệu quản Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine ykhoaonline
  3. ^ Viêm niệu đạo là gì?, chuabenhnamkhoa

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Các hệ cơ quan trong cơ thể người
Vận
động
Bộ xương
Khối xương sọ
Xương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương
Khối xương mặt
xương lá mía, xương hàm dưới, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
Xương thân mình
Xương chi trên
Xương đòn, xương vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương quay, xương trụ, xương cổ tay, khớp vai
Xương chi dưới
Xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, xương bàn chân, khớp hông
Hệ
Cơ đầu mặt cổ
Cơ vùng đầu, cơ vùng cổ
Cơ thân mình
Cơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ hoành
Cơ tứ chi
Cơ chi trên, cơ chi dưới

Tuần
hoàn
Tim
Tâm thất, tâm nhĩ, nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, van tim
Mạch máu
Động mạch
Động mạch chủ, động mạch đầu mặt cổ
Tĩnh mạch
 
Mao mạch
 
Máu
Vòng tuần hoàn
Miễn
dịch
Bạch cầu
Cơ chế
Thực bào, tiết kháng thể, phá hủy tế bào nhiễm
Bạch
huyết
Phân hệ
phân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Đường dẫn bạch huyết
ống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết

hấp
Đường dẫn khí
Phổi
Hai lá phổi, phế nang
Hô hấp
Sự thở, sự trao đổi khí
Tiêu
hóa
Ống tiêu hóa
Tuyến tiêu hóa
Tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy, gan
Bài
tiết
Hệ tiết niệu
Hệ bài tiết mồ hôi
Hệ bài tiết Carbon dioxide (CO2)
Mũi, đường dẫn khí, phổi
Vỏ
bọc
Da
Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da
Cấu trúc đi kèm
Lông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Thần
kinh
Thần kinh trung ương
Thần kinh ngoại biên
Dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh
Phân loại
Hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Giác
quan
Mắt  • thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới)
Mũi  • khứu giác (lông niêm mạc)
Lưỡi  • vị giác (gai vị giác)
Da  • xúc giác (thụ quan)
Nội
tiết
Nội tiết não
Nội tiết ngực
Nội tiết bụng
Sinh
dục
Cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục nữ
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s