Dương Tường

Dương Tường
Dương Tường năm 2016
Dương Tường năm 2016
Sinh(1932-08-04)4 tháng 8 năm 1932
Nam Định
Mất24 tháng 2 năm 2023(2023-02-24) (90 tuổi)
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội
Bút danhDương Tường
Nghề nghiệpDịch giả, nhà thơ, nhà văn
Quốc tịchViệt Nam
Tác phẩm nổi bậtCuốn theo chiều gió, Lolita, Anna Karenina, Cái trống thiếc

Dương Tường (4 tháng 8 năm 1932 – 24 tháng 2 năm 2023[1][2][3][4]), tên đầy đủ là Trần Dương Tường, sinh ngày tại Nam Định [5], là một nhà văn, nhà báo và dịch giả Việt Nam.

Dương Tường học tiểu học tại Nam Định. Ông học trung học tại Hà Nội tới khi Cách mạng tháng 8 nổ ra. Ông bỏ trường, đi làm liên lạc cho Việt Minh tại Vĩnh Yên. Sau đó ông về đi học lại tại trường Phan Chu Trinh. Được vài tháng ông quay lại theo kháng chiến, làm tuyên truyền và gia nhập bộ đội năm 1949.

Năm 1955, Dương Tường giải ngũ về Hà Nội sinh sống. Từ năm 1955 đến giữa thập niên 1960, Dương Tường là phóng viên tổ Văn xã (văn hóa xã hội) của Thông tấn xã Việt Nam[6]. Từ năm 1967, ông làm biên dịch tại Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông về hưu năm 1979[7].

Ông qua đời ngày 24 tháng 2 năm 2023 tại Bệnh viện Quân y 108, Hà Nội, thọ 90 tuổi[8].

Sự nghiệp

Dương Tường là một dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật, phóng viên... trong đó nổi bật nhất là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học có giá trị như Cuốn theo chiều gió, Con đường xứ Flandres và tác giả của những bài thơ như Tình khúc 24. Nhiều bài thơ của ông lấy cảm hứng từ chủ nghĩa siêu thực và phong trào tượng trưng.

Ông tự nhận bản thân "một đời ăn nằm với chữ". Về dịch thuật, ông quan niệm "một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm, trong đó người dịch là đồng tác giả".

Tác phẩm

Dịch thuật

Những tác phẩm đầu tiên[9].

  • Tập truyện ngắn Cây tường vi
  • Vở kịch Chim hải âu, Anton Chekhov
  • Cái tẩu, Yuri Nagibin
  • Anna Karenina, Lev Tolstoy

Tác phẩm tâm đắc nhất

Danh sách tác phẩm

Chuyển ngữ sang tiếng Việt:

Ông đã dịch trên 50 tác phẩm[6] của Pháp, Nga, Anh, Hoa Kỳ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na Uy:

Chuyển ngữ từ tiếng Việt:

Sáng tác

  • Dương Tường - Thơ, Nhà xuất bản Nhã Nam, 2017
  • 36 bài tình (thơ - in chung với Lê Đạt),
  • Đàn (thơ ngoài lời), Nhà xuất bản Trẻ
  • Thơ Dương Tường - Mea culpa và những bài khác, Nhà xuất bản Hải Phòng,
  • Chỉ tại con chích chòe (tạp luận), Nhà xuất bản Hải Phòng, 2003,
  • Thuyền trưởng (truyện ký, dưới bút danh Nguyễn Trinh)

Giải thưởng

  • Giải thưởng dịch thuật, Hội Nhà văn Việt Nam (2002)
  • Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (2003)
  • Đại sứ văn học nghệ thuật (Officier des Arts et des Lettres), chính phủ Pháp (2009)[10]
  • Giải thưởng dịch thuật, Hội Nhà văn Hà Nội (2011) [13]

Nhận xét

Nhà báo Phạm Tường Vân, người từng phỏng vấn ông Dương Tường năm 2002 để ghi lại chân dung của một thế hệ đang dần mất đi, viết trên Facebook cá nhân khi ông mất:

"...Những trí thức tinh hoa thập niên 1950- 1960 ngày ấy đều tài hoa, đam mê và trong sáng. Những người ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, đề cao tự do sáng tác, phản tỉnh như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm và Xét Lại đều nhận về biết bao oan khuất - những bi kịch mà thời nay không thể nào hình dung nổi: người chịu mấy năm tù không án, người phải bán máu nuôi gia đình. Ông Tường ngồi đó, chứng kiến bạn bè lần lượt bị người ta đến, mang đi."
— [14]

Chú thích

  1. ^ ONLINE, TUOI TRE (24 tháng 2 năm 2023). “Nhà thơ, dịch giả Dương Tường qua đời”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Trí, Dân. “Dương Tường: Một người thơ, một người tri thức lịch lãm và tử tế”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ thanhnien.vn (25 tháng 2 năm 2023). “Tiễn biệt Dương Tường, 'người đứng về phe nước mắt'”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ danviet.vn. “Nhà thơ, dịch giả Dương Tường vĩnh biệt trần thế”. danviet.vn. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Dương Tường Lưu trữ 2014-01-02 tại Wayback Machine, Nhã Nam.
  6. ^ a b Dương Tường & cuốn sách quan trọng nhất trong đời, Thể thao văn hóa.
  7. ^ Dương Tường, Thi Viên.
  8. ^ “Dịch giả Dương Tường qua đời”. VnExpress. 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ a b c Dịch giả Dương Tường: "Lolita" còn nhiều sai sót, Vietnamnet.
  10. ^ a b Duong Tuong devotes his life to literary passion Lưu trữ 2014-01-03 tại Wayback Machine, VietnamNews.
  11. ^ Dịch giả Dương Tường nói về 'giấc mơ' mang tên Proust, Thể thao văn hóa.
  12. ^ “87 tuổi, dịch giả Dương Tường soi kính lúp dịch Kiều sang tiếng Anh”.
  13. ^ Dương Tường tiếp tục dịch sách với máy tính "xịn" mới tậu, Thể thao văn hóa.
  14. ^ “Dương Tường (1932-2023): Người nghệ sĩ chọn cái đẹp để đứng thẳng trong cuộc đời 'bất an'. Truy cập ngày 27 tháng 02 năm 2023.