Cửa sổ

Ví dụ cho những loại cửa sổ đa dạng

Cửa sổ là bộ phận trên tường, cánh cửa, hoặc mái của một tòa nhà, hoặc trên vách của phương tiện giao thông, chủ yếu để thông khí hoặc thông quang đưa ánh sáng và không khí ngoài trời vào không gian bên trong. Cửa sổ còn được dùng để trang trí, tạo sự cân đối và họa tiết cho công trình kiến trúc. Đối với cửa sổ chưa đóng hoặc không thể đóng lại, âm thanh cũng có thể lan vào không gian bên trong. Khác với cửa ra vào, cửa sổ không có chủ đích để con người có thể ra vào dễ dàng. Khung cửa sổ thường có thêm song cửa hoặc những thiết kế trang trí cố định khác nhằm hạn chế kích thước của những vật có thể luồn qua cửa sổ.

Cửa sổ ngày nay thường có mặt kính hoặc các vật liệu trong suốt khác bít lại và cố định bằng khung được làm từ gỗ, nhôm, nhựa, thép hoặc những vật liệu khác, ngăn cách không gian nội thất với môi trường bên ngoài để các yếu tố thời tiết như gió, tuyết, mưa... không ảnh hưởng đến bên trong. Cửa sổ được thiết kế để có thể mở ra theo nhiều hướng (với những cánh cửa tựa như những cánh cửa ra vào thu nhỏ) hoặc cố định, không thể đóng mở được[1] như những ô cửa sổ kính màu,[2] là một yếu tố quan trọng trong một số phong cách kiến trúc của nhà thờ Công giáo, Thánh đường Hồi giáo.

Ngoài khung cửa và cánh cửa, cửa sổ có thể được lắp thêm rèm cửa hoặc mành.

Bên cạnh sự hiện diện ở các công trình kiến trúc, cửa sổ cũng thường là một phần quan trọng trong nhiều loại phương tiện giao thông như ô tô, phương tiện giao thông công cộng, đường sắt, hàng không, tàu, thuyền, v.v...

Tham khảo

  1. ^ Association), NKBA (National Kitchen and Bath (ngày 29 tháng 10 năm 2013). Kitchen & Bath Residential Construction and Systems (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. ISBN 9781118711040.
  2. ^ Discovering stained glass – John Harries, Carola Hicks, Edition: 3 – 1996

Liên kết ngoài

  • Understanding Energy Efficient Windows -- Fine Homebuilding
  • Windows that Perform Better than Walls -- Green Building Advisor
  • Roman Glass from Metropolitan Museum of Art
  • National Fenestration Rating Council Lưu trữ 2010-09-26 tại Wayback Machine
  • The history of Metal Window Lưu trữ 2011-06-04 tại Wayback Machine
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Các bộ phận của ô tô
Động cơ – Khung gầm – Đồng mui
Động cơ
Các loại động cơ
Phân loại động cơ theo cấu hình
Piston chữ V  • Piston chữ I  • Piston phẳng  • Wankel
Phân loại động cơ theo vị trí
Động cơ trước • Động cơ giữa • Động cơ sau


Xe hơi
năng lượng
phụ thuộc
Năng lượng
phụ thuộc
Hệ thống
truyền lực
Dẫn động
Hộp số điều khiển tay • Hộp số bán tự động • Hộp số tự động
Bố trí
FF • FR • MR • MF • RR
Dẫn hướng
Bánh dẫn hướng
Dẫn hướng hai bánh • Dẫn hướng bốn bánh • Dẫn hướng bánh trước  • Dẫn hướng bánh sau • Dẫn hướng toàn bộ
Tay lái (Vô lăng)
Tay lái bên trái • Tay lái bên phải
Vi sai
Vi sai hạn chế trượt  • Vi sai khoá
Phanh xe
Phanh đĩa • Phanh trống • Hệ thống chống bó phanh (ABS)
Bánh xe
và xăm xe
bánh xe khác chuẩn
Hệ thống lái
Giá và Bánh răng • Hình dạng talông • Góc bánh • Góc khum • Kingpin
Hệ thống treo
Thanh giằng MacPherson • Treo đòn • Đòn đôi • Treo nhiều điểm • Treo chùm xoắn • Semi-trailing arm • Trục
Khung xe
vùng biến dạng  • Monocoque (hay đơn thân)  • Cửa  • headlight styling  • spoiler  • Japan Black (fore-runner of modern automotive finishes)
Nội thất
An toàn bị động
Dây an toàn • Túi khí • Khóa trẻ em
Thiết bị phụ trợ
âm thanh • điều hoà • cruise control  • điện thoại • các hệ thống định vị  • giá để cốc
Ngoại thất
Cửa sổ
Cửa sổ điện • Gạt nước và rửa kính • Đèn sáng ban ngày
Hệ thống điện ô tô * Bản mẫu:Ô tô