Công Tôn Thắng

Nhập Vân Long Công Tôn Thắng
Công Tôn Thắng - tranh Utagawa Kuniyoshi
Tên
Giản thể 公孙胜
Bính âm Gongsun Sheng
Thiên Nhàn Tinh
Tên hiệu Nhập Vân Long
Vị trí 4, Thiên Nhàn Tinh
Xuất thân Đạo sĩ
Chức vụ Quân sư
Binh khí kiếm Tùng Văn Cổ Định
Xuất hiện Hồi 14

Công Tôn Thắng, tên hiệu Nhập Vân Long (tiếng Trung: 入云龙 rồng luồn mây), là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy Hử. Ông là một trong 36 Thiên Cương Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Xuất thân

Tác phẩm miêu tả Công Tôn Thắng người cao tám thước, lông mày hình chữ bát (八), dung mạo cổ quái.Vốn là đạo sĩ ở trên núi,có tài phép lạ biến hóa khôn lường,võ nghệ của Công Tôn Thắng rất cao cường có thể sánh với Dương Chí.

Gia nhập Lương Sơn

Khi Công Tôn Thắng nghe tin Tiều Cái có ý cướp sinh thần cương nên ông đã theo Tiều Cái mà đoạt lợi phẩm. Lương Trung Thư nghe tin bị cướp báu vật liền đùng đùng nổi giận liền sai Đô đầu bị phạm tội ra lãnh quân đánh tặc khấu bằng thua thì chém. Đô đầu ấy hai lần tấn công nhưng không thành lại bị Nguyễn Tiểu Ngũ sẻo tai, sợ mà trốn về. Tiều Cái thấy tình hình bất lợi liền dẫn huynh đệ của mình lên Lương sơn. Nhưng Vương Luân (Trại chủ của Lương sơn lúc này) là một tên hèn nhát, bụng dạ hẹp hòi không muốn họ ở lại liền dụ tiền để đuổi họ đi, Lâm Xung thấy rõ bản chất tiểu nhân của Vương Luân, tức quá chém chết hắn và tôn Tiều Cái làm chủ trại. Từ đó Công tôn Thắng và các huynh đệ của Tiều Cái chính thức gia nhập Lương sơn. Về sau khi Lương sơn bạc đã hội tụ đủ 108 thủ lĩnh và phân chia thứ bậc, Công Tôn Thắng được xếp ở vị trí thứ 4.

Đánh thắng Phàn Thụy

Phàn Thụy chiến thắng khi giao đấu với Lương Sơn nên Công Tôn Thắng đề nghị Phàn Thụy phá trận Bát Quái của mình. Phàn Thụy sử dụng pháp thuật làm trời tối đen, hô mưa gọi gió làm quân Lương Sơn rối loạn, sau đó sai Lý Cổn, Hạng Sung đem 500 quân phá trận, song cả hai người đều bị bắt. Công Tôn Thắng đánh bại Phàn Thụy trong một trận chiến phép thuật. Phàn Thụy chạy thoát.Cuối cùng Phàn Thụy theo lên Lương Sơn.

Về sau

Công Tôn Thắng là đạo sĩ của Toàn Chân Đạo. Lúc quân Lương Sơn chuẩn bị đi đánh Phương Lạp, Công Tôn Thắng đã bỏ đại quân phiêu bạt giang hồ, sau này truyền đạo cho Phàn Thụy, Chu Vũ, cả ba cùng vân du, tu tiên.

Thủy hử truyện - Công Tôn Thắng - tranh của Utagawa Kuniyoshi.

Trong Đãng Khấu Chí

Vì tác giả cho Lương Sơn là phản tặc yêu ma nên tài phép của Công Tôn Thắng thường không được thần linh giúp sức nên không mấy khi hiệu nghiệm.

Tại hồi 65, Công Tôn Thắng cùng Phàn Thụy, Chu Đồng và Lôi Hoành trấn giữ Tam quan. Trương Thúc Dạ lệnh cho Trần Hy Chân đấu phép với Công Tôn Thắng. Trần Tử Đạo lập đàn dùng Càn Nguyên kính bắt hồn Nhập Vân Long. Công Tôn Thắng thấy tinh thần hoảng loạn, bèn dùng phép nội quan của La Chân nhân định lại nguyên thần, sau lại đọc chú triệu hồi thần tướng, bảo vệ. Bỗng nhiên các thần tướng nói: "chúng ta phụng pháp chỉ đến đây bảo vệ người, nhưng Cửu Thiên Huyền Nữ trách chúng ta bỏ thuận giúp nghịch, đòi trị tội. Nay đanh phải bỏ thầy mà đi thôi". Công Tôn Thắng thất kinh đang muốn đọc thần chú thì bất giác thần hồn bay mất, Công Tôn Thắng lạnh cứng trên giường. Quân lính tam quan biết tin thì rối loạn. Quân triều đình tràn lên cửa quan. Chu, Lôi liều chết không lui. Chu Đồng bị Đặng Tông Bật và Thân Tòng Trung vây công, chống không nổi bị chém vào chân và bị bắt sống. Lôi Hoành không cự được với Trương Ứng Lôi và Đào Chấn Đình, bị bắt sống. Tam Quan đã vỡ, quân triều đình toàn thắng. Phạm Thành Long vào trướng trói Công Tôn Thắng lại. Phàn Thụy định dùng phép thì bị Hy Chân trấn định, rồi bắt sống.[1]

  • x
  • t
  • s
Sáng lập
Vương Luân  · Tiều Cái
36 Thiên Cương Tinh
1. Tống Giang  · 2. Lư Tuấn Nghĩa  · 3. Ngô Dụng  · 4. Công Tôn Thắng  · 5. Quan Thắng  · 6. Lâm Xung  · 7. Tần Minh  · 8. Hô Diên Chước  · 9. Hoa Vinh  · 10. Sài Tiến  · 11. Lý Ứng  · 12. Chu Đồng  · 13. Lỗ Trí Thâm  · 14. Vũ Tùng  · 15. Đổng Bình  · 16. Trương Thanh  · 17. Dương Chí  · 18. Từ Ninh  · 19. Sách Siêu  · 20. Đới Tông  · 21. Lưu Đường  · 22. Lý Quỳ  · 23. Sử Tiến  · 24. Mục Hoằng  · 25. Lôi Hoành  · 26. Lý Tuấn  · 27. Nguyễn Tiểu Nhị  · 28. Trương Hoành  · 29. Nguyễn Tiểu Ngũ  · 30. Trương Thuận  · 31. Nguyễn Tiểu Thất  · 32. Dương Hùng  · 33. Thạch Tú  · 34. Giải Trân  · 35. Giải Bảo  · 36. Yến Thanh
72 Địa Sát Tinh
37. Chu Vũ  · 38. Hoàng Tín  · 39. Tôn Lập  · 40. Tuyên Tán  · 41. Hác Tư Văn  · 42. Hàn Thao  · 43. Bành Dĩ  · 44. Thiện Đình Khuê  · 45. Ngụy Định Quốc  · 46. Tiêu Nhượng  · 47. Bùi Tuyên  · 48. Âu Bằng  · 49. Đặng Phi  · 50. Yến Thuận  · 51. Dương Lâm  · 52. Lăng Chấn  · 53. Tưởng Kính  · 54. Lã Phương  · 55. Quách Thịnh  · 56. An Đạo Toàn  · 57. Hoàng Phủ Đoan  · 58. Vương Anh  · 59. Hỗ Tam Nương  · 60. Bào Húc  · 61. Phàn Thụy  · 62. Khổng Minh  · 63. Khổng Lượng  · 64. Hạng Sung  · 65. Lý Cổn  · 66. Kim Đại Kiên  · 67. Mã Lân  · 68. Đồng Uy  · 69. Đồng Mãnh  · 70. Mạnh Khang  · 71. Hầu Kiện  · 72. Trần Đạt  · 73. Dương Xuân  · 74. Trịnh Thiên Thọ  · 75. Đào Tông Vượng  · 76. Tống Thanh  · 77. Nhạc Hòa  · 78. Cung Vượng  · 79. Đinh Đắc Tôn  · 80. Mục Xuân  · 81. Tào Chính  · 82. Tống Vạn  · 83. Đỗ Thiên  · 84. Tiết Vĩnh  · 85. Thi Ân  · 86. Lý Trung  · 87. Chu Thông  · 88. Thang Long  · 89. Đỗ Hưng  · 90. Trâu Uyên  · 91. Trâu Nhuận  · 92. Chu Quý  · 93. Chu Phú  · 94. Thái Phúc  · 95. Thái Khánh  · 96. Lý Lập  · 97. Lý Vân  · 98. Tiêu Đĩnh  · 99. Thạch Dũng  · 100. Tôn Tân  · 101. Cố Đại Tẩu  · 102. Trương Thanh  · 103. Tôn Nhị Nương  · 104. Vương Định Lục  · 105. Úc Bảo Tứ  · 106. Bạch Thắng  · 107. Thời Thiên  · 108. Đoàn Cảnh Trụ
Nhân vật khác
Cao Cầu  · Thái Kinh  · Dương Tiễn  · Đồng Quán  · Túc Nguyên Cảnh  · Trương Thúc Dạ  · Lưu Quang Thế  · Vương Bẩm  · Phan Kim Liên  · Vũ đại lang  · Tây Môn Khánh  · Loan Đình Ngọc  · Hỗ Thành  · Sử Văn Cung  · Lý Sư Sư · Hầu Mông  · Điền Hổ  · Quỳnh Anh  · Đường Bân  · Vương Khánh  · Phương Lạp  · Phương Kiệt  · Tư Hành Phương  · Thạch Bảo  · Lệ Thiên Nhuận  · Bàng Vạn Xuân  · Vương Dần  · Đặng Nguyên Giác  · Vân Thiên Bưu  · Trần Hi Chân  · Trần Lệ Khanh  · Lưu Huệ Nương


Tham khảo

  1. ^ Đãng Khấu Chí, tập 4 - Ôn Văn Tùng dịch - NXB Đà Nẵng.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s