Bát Bất Hãn

Bát Bất Hãn hoàng hậu
八不罕皇后
Nguyên Thái Định Đế hoàng hậu
Nhiếp chính nhà Nguyên
Tại vịtháng 10, 1328 – 14 tháng 11, 1328
Quân chủNguyên Thiên Thuận Đế
Tiền nhiệmNhiếp chính đầu tiên
Kế nhiệmHoằng Cát lạt Bốc Đáp Thất Lý
Chính hậu nhà Nguyên
Tại vị1323 – 1328
Tiền nhiệmDiệc Khất Liệt Tốc Ca Bát Lạt
Kế nhiệmHoằng Cát lạt Bốc Đáp Thất Lý
Hoàng thái hậu nhà Nguyên
Tại vịtháng 10, 1328 – 14 tháng 11, 1328
Tiền nhiệmHoằng Cát Lạt A Nạp Thất Thất Lý
Kế nhiệmHoằng Cát lạt Bốc Đáp Thất Lý
Thông tin chung
Phối ngẫuNguyên Thái Định Đế
Yên Thiếp Mộc Nhi
Tên đầy đủ
Hoằng Cát Lạt Bát Bất Hãn
(弘吉剌·八不罕)
Hoàng tộcHoằng Cát Lạt thị (xuất thân)
Bột Nhi Chỉ Cân (hôn nhân)
Bá Nhạc Ngô thị (hôn nhân)

Bát Bất Hãn (tiếng Hoa: 八不罕; tiếng Mông Cổ: Бабухан; ? - ?) là chính thất Hoàng hậu của Nguyên Thái Định Đế hay Nguyên Tấn Tông Dã Tôn Thiết Mộc Nhi, Hoàng đế thứ sáu của triều Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Bà là Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời cai trị ngắn của con bà, Nguyên Thiên Thuận Đế A Tốc Cát Bát. Trong hậu cung nhà Nguyên, bà là Hoàng hậu đầu tiên và là một trong hai vị Hoàng hậu duy nhất được ghi nhận nhiếp chính dưới thời Tân đế, người kia là Bốc Đáp Thất Lý, Hoàng hậu của Nguyên Văn Tông Đồ Thiếp Mục Nhi.

Tiểu sử

Bát Bất Hãn xuất thân tộc Hoằng Cát Lạt thị (弘吉剌氏), cha là Oát Lưu Sát Nhi (斡留察兒), hậu duệ của Án Trần. Không rõ năm gả cho Thái Định Đế, chỉ biết năm Diên Hữu thứ 7 (1320) bà sinh Trưởng tử A Tốc Cát Bát (sau là Nguyên Thiên Thuận Đế).

Năm Thái Định nguyên niên (1323), bà được lập Hoàng hậu và nhận sách bảo, trở thành Trung cung Hoàng hậu. Năm Trí Hòa nguyên niên (1328), Thái Định Đế đột ngột băng hà trong chuyến tuần du ở Thượng Đô, triều chính rơi vào tay Đảo Thích Sa và Hoàng hậu. Đảo Thích Sa đưa A Tốc Cát Bát kế vị, tức Nguyên Thiên Thuận Đế. Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính vì khi này Tân đế mới 8 tuổi.

Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của phe đối nghịch với Thái Định Đế nổi lên, họ bất mãn với trợ thủ đắc lực của Tiên đế là Đảo Thích Sa. Tháng thứ tám, Yên Thiếp Mộc Nhi tiến hành đảo chính, kêu gọi triều đình tôn con thứ của Nguyên Vũ TôngĐồ Thiếp Mộc Nhi làm Hoàng đế, tức Nguyên Văn Tông. Ông đăng cơ ở Đại Đô cùng lúc Thiên Thuận Đế kế vị ở Thượng Đô[1]. Chiến tranh hai đô vì thế diễn ra, phe Thượng Đô bại trận.

Thiên Thuận Đế bị bắt cóc, sau đó mất tích hoặc bị giết[2]. Bát Bất Hãn Hoàng hậu và các phi tần của Thái Định Đế bị Yên Thiếp Mộc Nhi đưa về làm thê thiếp. Có lẽ vì tái giá nên bà không có thụy hiệu Hoàng hậu.

Chú thích

  1. ^ Rene Grousset, Naomi Walford. Đế chế của Steppes, tr. 321.
  2. ^ Frederick W. Mote. Hoàng gia Trung Quốc năm 900–1800, tr. 471.
  • 《Nguyên sử》, quyển 114, Hậu phi liệt truyện thượng.
  • x
  • t
  • s
Hoàng hậu
Đế quốc
Mông Cổ
Nguyên Thái Tổ
Đệ nhất Oát Nhĩ Đóa
Quang Hiến hoàng hậu Bột Nhi Thiếp (Hoằng Cát Lạt thị) -
Hốt Lỗ Luân hoàng hậu - Khoát Lý Kiệt Đam hoàng hậu - Thoát Hốt Tư hoàng hậu - Thiếp Mộc Luân hoàng hậu - Diệc Liên Chân Bát Lạt hoàng hậu - Bất Nhan Hốt Thốc hoàng hậu
Đệ nhị Oát Nhĩ Đóa
Hốt Lan hoàng hậu (Miệt Nhi Khất thị) - Cổ Nhi Biệt Tốc hoàng hậu -
Diệc Khất Liệt Chân hoàng hậu - Thoát Hốt Tư hoàng hậu
Đệ tam Oát Nhĩ Đóa
Dã Toại hoàng hậu (Tháp Tháp Nhi thị) - Dã Tốc Can hoàng hậu (Tháp Tháp Nhi thị) -
Hốt Lỗ Cáp Lạt hoàng hậu - A Thất Lôn hoàng hậu - Thốc Nhi Cáp Lạt hoàng hậu - Sát Hợp hoàng hậu Lý thị - A Tích Mê Thất hoàng hậu - Hoàn Giả Hốt Đô hoàng hậu
Đệ tứ Oát Nhĩ Đóa
Công chúa Hoàng hậu Hoàn Nhan thị - Hoàng hậu Hốt Đáp Hãn - Hợp Đáp An hoàng hậu (Tốc Lặc Tốn Đô thị) - Oát Giả Hốt Tư hoàng hậu -
Yên Lý hoàng hậu - Mô Cái hoàng hậu (Bối Cách Lâm thị)
Nguyên Thái Tông
Đại hoàng hậu Bột Lạp Hợp Chân - Ngang Khôi hoàng hậu - Hốt Thiếp Ni hoàng hậu (Khất Lý Cát Tư thị) -
Đệ tứ hoàng hậu - Đệ ngũ hoàng hậu - Chiêu Từ hoàng hậu Thoát Liệt Ca Na (Nãi Mã Chân thị)
Nguyên Định Tông
Đại hoàng hậu - Đệ nhị hoàng hậu - Khâm Thục hoàng hậu Hải Mê Thất (Oát Ngột Lập thị) - Nãi Man Chân hoàng hậu
Nguyên Hiến Tông
Trinh Tiết hoàng hậu Hốt Đô Đài (Hoằng Cát Lạt thị) - Đại hoàng hậu Dã Tốc Nhi (Hoằng Cát Lạt thị) - Thốc Đặc Mê hoàng hậu - Xuất Ti hoàng hậu - Diệc Khất Liệt hoàng hậu - Minh Lý Hốt Đô Lỗ hoàng hậu - Hỏa Lý Sai hoàng hậu (Hỏa Lỗ Thứ Tư thị)
Nguyên Thế Tổ
Đệ nhất Oát Nhĩ Đóa
Đại hoàng hậu Thiếp Cổ Luân (Hoằng Cát Lạt thị)
Đệ nhị Oát Nhĩ Đóa
Hoàng hậu
nhà Nguyên
Nguyên Thế Tổ
Đệ nhị Oát Nhĩ Đóa
Đệ tam Oát Nhĩ Đóa
Tháp Lạt Hải hoàng hậu - Nô Hãn hoàng hậu
Đệ tứ Oát Nhĩ Đóa
Bá Yêu Ngột Chân hoàng hậu (Hứa Ngột Thận thị) - Khoát Khoát Luân hoàng hậu
khác
Tốc Ca Đáp Tư hoàng hậu
Nguyên Thành Tông
Đại hoàng hậu Bốc Lỗ Hãn (Bá Nhạc Ngô thị)+# - Hốt Thiếp Ni hoàng hậu (Khất Nhi Cát Tư thị)
Nguyên Vũ Tông
Tuyên Từ hoàng hậu Chân Ca (Hoằng Cát Lạt thị) - Tốc Ca Thất Lý hoàng hậu (Hoằng Cát Lạt thị) -
Hoàn Giả Đãi hoàng hậu - Bá Hốt Địch hoàng hậu (Khiếp Liệt thị)
Nguyên Nhân Tông
Trang Ý hoàng hậu A Nạp Thất Thất Lý (Hoằng Cát Lạt thị)+ -
Đáp Lý Ma Thất Lý hoàng hậu - Bá Nhan Hốt Đốt hoàng hậu
Nguyên Anh Tông
Trang Tĩnh hoàng hậu Tốc Ca Bát Lạt (Diệc Khất Liệt thị)+ - Nha Bát Hốt Đô Lỗ hoàng hậu - Đóa Nhi Chỉ Ban hoàng hậu
Nguyên Thái Định Đế
Đại hoàng hậu Bát Bất Hãn (Hoằng Cát Lạt thị)+# - Diệc Liên Chân Bát Lạt hoàng hậu (Diệc Khất Liệt thị) -
Hốt Lạt hoàng hậu - Dã Tốc hoàng hậu - Tát Đáp Bát Lạt hoàng hậu - Bốc Nhan Khiếp Lý Mê Thất hoàng hậu -
Thất Liệt Thiếp Mộc Nhi hoàng hậu - Thiết Nhĩ hoàng hậu
Nguyên Minh Tông
Đại hoàng hậu Bát Bất Sa (Nãi Mã Chân thị)+# - Án Xuất Hãn hoàng hậu - Nguyệt Lỗ Sa hoàng hậu -
Bất Nha Hốt Lỗ Đô hoàng hậu - Dã Tô hoàng hậu - Thoát Hốt Tư hoàng hậu - A Thê Lý hoàng hậu
Nguyên Văn Tông
Nguyên Ninh Tông
Nguyên Huệ Tông
Hoàng hậu
Bắc Nguyên
Nguyên Chiêu Tông
Quyền hoàng hậu - Kim hoàng hậu
Hoàng hậu
truy phong
Nguyên Liệt Tổ
Tuyên Ý hoàng hậu Ha Ngạch Lôn (Oát Lặc Hốt Nột thị)
Nguyên Duệ Tông
Nguyên Dụ Tông
Nguyên Thành Tông
Nguyên Thuận Tông
Nguyên Vũ Tông
Nguyên Hiển Tông
Tuyên Ý hoàng hậu Phổ Nhan Khiếp Lý Mê Thất (Hoằng Cát Lạt thị)
Nguyên Minh Tông
Chính thất khác
của hoàng đế
Nguyên Định Tông
Nguyên phi Ô Ngột Nhi Hắc Mê Thất (Miệt Nhi Khất thị)
Chú thích: + Người được ban sách bảo, chính vị Trung cung; # Sinh thời bị phế hoặc bị đời sau tước tư cách Hoàng hậu.